Chuyển đến nội dung chính

Ảnh hưởng của giá dầu và giá khí thiên nhiên ảnh hưởng đến giá hạt nhựa như thế nào



Giá nguyên liệu nhựa sẽ ảnh hưởng như thế nào tới giá dầu và giá khí thiên nhiên.

Chi phí nguyên liệu chiếm đến 70% chi phí sản xuất của các doanh nghiệp hóa dầu nên khi giá các loại nguyên liệu hóa thạch tăng sẽ làm tăng chi phí sản xuất dẫn đến việc tăng giá của các loại nguyên liệu nhựa và ngược lại. Điều này ảnh hưởng đến sự sản xuất của các công ty bao bì nhựa, bao bì dệt, bao tải dứa....
Sự tương quan này thể hiện rất rõ trong biểu đồ và được chia ra làm 3 giai đoạn chính:


-  Giai đoạn trước năm 2009: 

Giá dầu thô Brent, giá khí và giá các loại nguyên liệu nhựa biến động cùng chiều với nhau. Giai đoạn 2007 – 2008, giá dầu thô và giá khí cùng tăng mạnh kéo theo đó là giá các loại nguyên liệu nhựa cũng tăng. Sau đó là giai đoạn khủng hoảng tài chính, giá dầu và giá khí thiên nhiên đồng loạt giảm mạnh dẫn đến giá các loại nguyên liệu nhựa cũng giảm sâu.



- Giai đoạn năm 2009 – 2015: 

Giá khí liên tục giảm sâu, giá nguyên liệu nhựa vẫn tương quan thuận chiều với giá dầu thô tuy nhiên không mạnh như giai đoạn trước. Khi giá dầu tăng đến vùng giá cao còn giá khí vẫn duy trì ở vùng giá thấp, các nhà sản xuất nguyên liệu nhựa từ khí thiên nhiên sẽ có lợi thế cạnh tranh so với các nhà sản xuất đi từ dầu mỏ. Điều đó dẫn đến việc sản lượng từ các nhà sản xuất đi từ khí thiên nhiên sẽ tăng mạnh dẫn đến việc giá nguyên liệu nhựa không thể tăng cao theo giá dầu như trong giai đoạn trước.

Giai đoạn năm 2015 – nay: 

Giá dầu và giá khí duy trì ở mức thấp, giá nguyên liệu nhựa được hỗ trợ do nhu cầu thế giới.


Giai đoạn từ nửa cuối năm 2014 đến đầu năm 2015, 

giá các loại nguyên liệu nhựa trên thị trường thế giới giảm sâu theo đà giảm của giá dầu. Giá dầu duy trì ở mức thấp khiến các nhà sản xuất nguyên liệu nhựa từ dầu có thể cạnh tranh lại với các nhà sản xuất từ khí thiên nhiên giúp ổn định nguồn cung. Giá các loại nguyên liệu nhựa trong giai đoạn này duy trì tương đối ổn định do có sự hỗ trợ khi nhu cầu nguyên liệu nhựa thế giới vẫn giữ được đà tăng trưởng từ 3 – 5%.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Lịch sử ngành nhựa thế giới qua các giai đoạn chính

Cùng chúng tôi tìm hiểm về lịch sử ngành nhựa thế giới qua các giai đoạn chính  Lịch sử ngành nhựa thế giới qua các giai đoạn chính Những năm 1870 – 1900  Trong quá trình tìm kiếm nguyên liệu thay thế cho ngà voi, John Hyatt, một nhà hóa học người Mỹ, đã phát triển Parkesin – hợp chất nhựa đầu tiên thành một hợp chất ổn định và mang tính ứng dụng cao hơn với tên gọi là “celluloid”. Celluloid ngay sau đó đã trở thành vật liệu được ưa chuộng do giá thành rẻ và dễ gia công, ứng dụng rất rộng rãi trong các ngành công nghiệp sản xuất đồ chơi và đồ dùng cá nhân.  Những năm 1900 – 1930 Trong giai đoạn từ 1920 – 1930, một loại nguyên liệu nhựa quan trọng được đưa vào sản xuất công nghiệp, đó chính là PolyVinyl Clorua (PVC). Lịch sử của PVC bắt đầu từ rất sớm khi ngay từ năm 1872, người ta đã tìm ra cách tổng hợp PVC từ nguyên liệu chính là Vinyl Clorua. Tuy nhiên tính ứng dụng của PVC tại thời điểm đó còn rất hạn chế do tính kém ổn định, độ cứng cao và khó gia công. Mãi đến năm

Các đặc tính quan trọng của bao bì mềm

Với bao bì mềm các đặc tính quan trọng của bao bì mềm như nhiệt độ, độ chảy, độ ổn định khi chảy ..... 1. Các đặc tính quan trọng của vật liệu bao bì mềm Đối với bao bì mềm, chất dẻo đã trở thành vật liệu chính. Để bao bì mềm đạt những tính chất như mong muốn, trước tiên cần phải nghiên cứu tính chất của màng dẻo trong điều kiện sử dụng được dự đoán trước. Khi chọn màng làm vật liệu cho các loại bao bì như bao tải dứa bao pp dệt, bao nilong..... , những tính chất quan trọng nhất của chất dẻo được xem xét là: các tính chất cơ lý, tính chất nhiệt, tính ngăn cản, tính chất bề mặt. 1.1 Các tính chất liên quan đến nhiệt Màng dùng trong bao bì mềm là loại nhựa dẻo, nhựa nhiệt dẻo là loại vật liệu mềm khi bị đốt nóng và một số tính chất của màng thay đổi khi thay đổi điều kiện nhiệt độ. Tính chất nhiệt của từng loại màng ảnh hưởng rất lớn đến các tính chất của chúng và ảnh hưởng đến quá trình tạo màng (quá trình đun chảy, đóng rắn màng), quá trình sản xuất (quá trình ghé

Lịch sử của bao bì giấy

Cùng chúng tôi nghiên cứu về l ịch sử hình thành và phát triển bao bì giấy  Lịch sử phát triển của bao bì giấy  Trước khi phát minh ra giấy, con người đã ghi chép lại các văn kiện lên các hình vẽ trong các hang động hoặc khắc lên các tấm bia bằng đất sét, và sau đó nữa là người ta dùng da để lưu trữ các văn kiện. Giấy được phát minh nhằm mục đích thay thế cho đá, gỗ, vỏ cây, da thú mà loài người đã dùng để viết lên trước đó. Sau đó, kỹ thuật sản xuất giấy phát triển không ngừng.  + Kể từ khi người Trung Quốc phát minh ra giấy vào năm 105, giấy đã bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc. Người phát minh là Ts'ai Lun, ông đã lấy phần bên trong vỏ thân cây dâu tằm và xơ cây tre đem trộn với nước rồi giã nát với dụng cụ bằng gỗ, xong đổ hỗn hợp lên tấm vải và tạo ra giấy. + Khoảng năm 400 người Ấn độ đã biết làm giấy. Sau khoảng 500 năm sau, dân Abbasid Caliphate bắt đầu dùng giấy. + Người theo đạo Islam dùng giấy rất sớm, từ Ấn độ tới Tây Ban Nha, trong lúc người theo đạo