Ngoài các loại bao bì dệt, bao tải dứa, bao nilong..... Bao giấy ngày càng được ưa chuộng nhiều vì nó không gây tác hại tới môi trường trong tương lại hãy Cùng chúng tôi tìm hiểu về cấu tạo của bao bì giấy
1 Đặc tính chung của bao bì giấy
• Ưu điểm
- Nhẹ, mềm dẻo, tương đối bền.
- Dễ bị phân hủy, không gây ô nhiễm môi trường.
- Dễ kết hợp với vật liệu khác tạo nên độ bền, độ cứng chắc cho bao bì, ngăn cản sự thấm khí, hơi nước, cho bề mặt dính bám tốt thuận lợi cho việc in tráng mạ.
- Giá thành rẻ.
-Tái sinh dễ dàng.
• Nhược điểm
- Dễ rách, thấm nước, thấm khí, tính dễ xé rách càng cao khi hàm ẩm càng cao.
- Khả năng giãn nỡ kém.
2 Cấu tạo bao bì giấy
- Giấy được cấu tạo từ các sợi gỗ có tính chất sợi, được tạo thành mạng không gian 3 chiều bởi lực liên kết hydro không có chất kết dính
- Nguyên liệu sợi gỗ có thể từ rơm rạ, gỗ vụn, vỏ cây, bột gỗ, giấy thải
* Giấy và giấy bìa carton (paper & paperboard) được phân biệt bằng độ dày 0,012 inch
Bột giấy (gỗ)
- Được sản xuất từ loại gỗ mềm (cây lá kim như tùng, bách, thông ..) hoặc cứng (cây lá rụng như sồi, bạch đàn, keo lá tràm...)
- Sợi gỗ từ gỗ cứng có chiều dài 1 - 1,5 mm, gỗ mềm 3 - 4 mm
- Giấy được sản xuất ra từ sợi gỗ cứng cho giấy phẳng, lán nhưng độ bền cơ học kém hơn từ sợi gỗ mềm
3. Các phương pháp sản xuất bột giấy
Phương pháp cơ khí
- Gỗ sau khi bóc vỏ được mài, nghiền bằng đá
- Giấy sản xuất ra từ loại bột gỗ này thường có màu nâu đậm, độ bền thấp, thông thường phải phối trộn với các loại bột gỗ khác để tăng độ bền
- Phương pháp này thường chỉ áp dụng cho các loại gỗ mềm
4. Phương pháp hóa học
- Gỗ sau khi bóc vỏ, xay nghiền thành dạng thô (vỏ bào, mùn cưa) được nấu với hóa chất để loại bỏ các phần không phải xellulo. § Phương pháp soda (gỗ cứng) § Phương pháp sulfate (Kraft) § Phương pháp sulfite § Phương pháp bán hóa
5. Một số loại giấy sử dụng trong bao gói thực phẩm
Kraft (giấy da): - Sản xuất từ bột gỗ sulfate được xử lý qua H2SO4 đ
- Màu tự nhiên: nâu vàng, vàng xám, nâu đen. Có thể tẩy màu để tạo ra giấy có màu kem, vàng xám hoặc trắng ngà (kraft trắng)
- Có tính chất thô độ bền kéo, xé lớn bắt mực tốt, thường được sử dụng để sản xuất các loại bao bì như túi xách, phong bì, giấy gói, lớp lót.
- Trọng lượng 70-80 g/m2
6.Giấy không thấm mỡ (greaseproof paper)
- Được sản xuất từ bột gỗ sulphit, 40-60 g/m2
- Bột gỗ trước khi tạo giấy được qua công đoạn đánh khuấy, đảo trộn mạnh để nghiền nhỏ, làm mất tính chất sợi của bột gỗ. Sau đó được cán, ép mạnh để tạo độ trong suốt của giấy tốt hơn đồng thời tăng độ dai chắc, độ mịn cho giấy
- Thường dùng để bao gói margarin, làm lớp lót trong túi bánh qui, các sản phẩm rán,..
* Chú ý: Thấm nước, thấm dầu sau một thời gian dài tiếp xúc
7.Giấy tráng sáp (waxed paper)
- Tráng ướt (ẩm) và tráng khô
- Cho thêm vào sáp EVA (chất dẻo đồng trùng hợp giữa etylen và vinylaxetate), PE và một số vecni tổng hợp: tăng khả năng kết dính tốt khi ghép kín, mềm dẻo, tạo độ cứng cho bề mặt
- Giấy tráng sáp sử dụng phổ biến bao gói thực phẩm nhiều chất béo, thực phẩm lạnh, đông
8. Giấy carton:
- Carton phẳng: Được sản xuất bằng cách ghép nhiều lớp giấy lại với nhau. Lớp bên trong thường là các loại giấy có tỷ trọng thấp chủ yếu là giấy phế thải. Lớp bên ngoài sử dụng loại giấy có chất lượng tốt hơn (kraft).- Carton sóng: chịu sự đè nén, va đập trong các điều kiện môi trường có độ ẩm cao, do tạo nên các lớp sóng, tăng cường các lớp giấy bìa.
- Carton trắng: Làm từ giấy xellulo nguyên chất
Xem thêm bài viết Tìm hiểu về bao bì sóng carton
Nhận xét
Đăng nhận xét