Cùng chúng tôi tìm hiểu về giấy chống dầu mỡ, giấy da và ứng dụng của chúng
1. Giấy chống thấm dầu mỡ ( Glassine )
a. Tính chất:
– Được sản xuất khi nhào trộn kỹ bộ giấy. Đôi khi được phủ sáp hoặc keo trên bề mặt hoặc giữa các lớp. Được cán dưới tác động của nhiệt độ và áp suất.
– Có thể bổ sung phụ gia để tăng thêm tính năng như: độ mềm, dẻo (bổ sung hạt nhựa); khả năng chống mốc, men, khả năng chống oxyhóa...
b. Ứng dụng:
– Giấy chống thấm dầu mỡ được dùng làm túi, bao, hộp đựng thực phẩm, thuốc lá, hóa chất, sản phẩm từ kim loại.
– Làm bao bì nhiều lớp. Giấy nến không thấm mỡ Giấy thấm dầu Kokusal có độ dai cao, không bị rách. Giấy thấm dầu Giấy lọc dầu
2. Giấy Da ( Parchment ) Giấy Da còn được gọi là giấy da thực vật.
a. Tính chất:
– Đôi khi giấy chống thấm cũng được gọi là giấy da.
– Giấy da thực sự được sản xuất bằng cách nhúng cuộn giấy chưa ngâm hóa chất vào dung dịch acid sulfuric, sau đó được rửa và làm khô.
– Đặc tính: bền, khó rách, chống thấm cao, chịu được nhiệt độ cao, không mùi, vị..
b. Ứng dụng:
– Đựng được các sản phẩm có độ ẩm và nhiệt độ cao;
– Bao gói, hoặc làm túi đựng các sản phẩm ẩm, chứa dầu; sản phẩm đông lạnh hoặc khô.
– Làm lớp lót cho các thùng carton
Tham khảo thêm bài viết về lịch sử của bao bì giấy
Nhận xét
Đăng nhận xét