Chuyển đến nội dung chính

Quy trình sản xuất nhựa sinh học




Cùng chúng tôi tìm hiểu về quy trình sản xuất nhựa sinh học 

1. Quy trình sản xuất hạt nhựa sinh học tổng quát 


Hạt nhựa nguyên sinh sau khi được trộn nóng chảy với tinh bột và một số phụ gia bằng máy đùn hai trục vít tạo ra sản phẩm hạt nhựa tự huỷ với tỉ lệ 50% tinh bột (w/w). Hạt sản phẩm tự huỷ này sau đó được đem sản xuất bao bì hoặc các sản phẩm ép phun phù hợp với yêu cầu khách hàng.

2. Phương pháp gia công sản phẩm nhựa sinh học 


 a) Ép phun Đây là phương pháp tạo các sản phẩm khối như các sản phẩm nhà bếp, ly, chén đĩa… Đối với sản phẩm này sản phẩm của chúng tôi có thể đưa thành phần tinh bột lên tới 60%.(có thể lấy được nhãn xanh sản phẩm biobased 60)

b) Ép đùn Đây cũng là một công nghệ để tạo các sản phẩm dạng khối với lực ép lớn khá tương tự với công nghệ ép phun. Sản phẩm từ công nghệ này cũng có thể sử dụng polymer phân hủy sinh học có thành phần độn tinh bột trên 50%.

c) Thổi khuôn Sản phẩm thường thấy của loại này là các loại can, chai dầu gội, các loại chai đựng dung dịch… chúng tôi đã thử nghiệm và có thể chế tạo can loại này với thành phần tinh bột trên 40%.



d) Cán màng Đây là một phương pháp tạo màng đối với các loại vật liệu có chỉ số chảy cao. Đối với các loại nhựa phân hủy có tinh bột có chỉ số chảy khá thấp nên phương pháp này tuy có thể sử dụng nhưng cũng không phù họp.

 e) Thổi màng Đây là phương pháp chúng tôi chủ yếu nghiên cứu. Có nhiều lý do:

- Thứ nhất, đây là phương pháp khá phổ biến tại Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giói nói chung, do vậy không cần phải thay đổi tất cả các công nghệ hiện có mà chỉ thay đổi một số chi tiết.

 - Thứ hai, công nghệ khá đơn giản và có thể ứng dụng được ngay.

 - Thứ ba, chi phí đầu tư cho công nghệ này khá thấp so với các loại phương pháp gia công màng khác.
 - Thứ tư: phương pháp này được sử dụng nhiều trong ngành sản xuất bao bì nhựa, bao pp dệt, bao tự huỷ sinh học

4. Quy trình tạo màng bao bì từ sản phẩm sinh học


 Hạt nhựa từ hỗn hợp nhựa phân hủy sinh học được gia công thổi màng bằng máy thổi, tỷ lệ độ dài đường kính trục vít (L/D) 28:1, đường kính trục vít 40 mm. Đối với máy này chỉ cần thay đổi một số về thông số gia công thì có thể ứng dụng sản phẩm phân hủy sinh học ngay mà không cần phải thay đổi công nghệ

5. Ưu điểm của quy trình công nghệ 


- Có thể sử dụng lại những công nghê sẵn có.

- Tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước rẻ tiền.

- Chi phí đầu tư thấp hơn so với mua công nghệ từ Châu Âu, hay các nước khác.

- Có thể thông qua các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về nhựa phân hủy sinh học của Châu Âu, Nhật Bản

Xem thêm về bài viết Túi phân hủy sinh học? Cơ chế túi phân hủy sinh học

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Lịch sử ngành nhựa thế giới qua các giai đoạn chính

Cùng chúng tôi tìm hiểm về lịch sử ngành nhựa thế giới qua các giai đoạn chính  Lịch sử ngành nhựa thế giới qua các giai đoạn chính Những năm 1870 – 1900  Trong quá trình tìm kiếm nguyên liệu thay thế cho ngà voi, John Hyatt, một nhà hóa học người Mỹ, đã phát triển Parkesin – hợp chất nhựa đầu tiên thành một hợp chất ổn định và mang tính ứng dụng cao hơn với tên gọi là “celluloid”. Celluloid ngay sau đó đã trở thành vật liệu được ưa chuộng do giá thành rẻ và dễ gia công, ứng dụng rất rộng rãi trong các ngành công nghiệp sản xuất đồ chơi và đồ dùng cá nhân.  Những năm 1900 – 1930 Trong giai đoạn từ 1920 – 1930, một loại nguyên liệu nhựa quan trọng được đưa vào sản xuất công nghiệp, đó chính là PolyVinyl Clorua (PVC). Lịch sử của PVC bắt đầu từ rất sớm khi ngay từ năm 1872, người ta đã tìm ra cách tổng hợp PVC từ nguyên liệu chính là Vinyl Clorua. Tuy nhiên tính ứng dụng của PVC tại thời điểm đó còn rất hạn chế do tính kém ổn định, độ cứng cao và khó gia công. Mãi đến năm

Các đặc tính quan trọng của bao bì mềm

Với bao bì mềm các đặc tính quan trọng của bao bì mềm như nhiệt độ, độ chảy, độ ổn định khi chảy ..... 1. Các đặc tính quan trọng của vật liệu bao bì mềm Đối với bao bì mềm, chất dẻo đã trở thành vật liệu chính. Để bao bì mềm đạt những tính chất như mong muốn, trước tiên cần phải nghiên cứu tính chất của màng dẻo trong điều kiện sử dụng được dự đoán trước. Khi chọn màng làm vật liệu cho các loại bao bì như bao tải dứa bao pp dệt, bao nilong..... , những tính chất quan trọng nhất của chất dẻo được xem xét là: các tính chất cơ lý, tính chất nhiệt, tính ngăn cản, tính chất bề mặt. 1.1 Các tính chất liên quan đến nhiệt Màng dùng trong bao bì mềm là loại nhựa dẻo, nhựa nhiệt dẻo là loại vật liệu mềm khi bị đốt nóng và một số tính chất của màng thay đổi khi thay đổi điều kiện nhiệt độ. Tính chất nhiệt của từng loại màng ảnh hưởng rất lớn đến các tính chất của chúng và ảnh hưởng đến quá trình tạo màng (quá trình đun chảy, đóng rắn màng), quá trình sản xuất (quá trình ghé

Lịch sử của bao bì giấy

Cùng chúng tôi nghiên cứu về l ịch sử hình thành và phát triển bao bì giấy  Lịch sử phát triển của bao bì giấy  Trước khi phát minh ra giấy, con người đã ghi chép lại các văn kiện lên các hình vẽ trong các hang động hoặc khắc lên các tấm bia bằng đất sét, và sau đó nữa là người ta dùng da để lưu trữ các văn kiện. Giấy được phát minh nhằm mục đích thay thế cho đá, gỗ, vỏ cây, da thú mà loài người đã dùng để viết lên trước đó. Sau đó, kỹ thuật sản xuất giấy phát triển không ngừng.  + Kể từ khi người Trung Quốc phát minh ra giấy vào năm 105, giấy đã bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc. Người phát minh là Ts'ai Lun, ông đã lấy phần bên trong vỏ thân cây dâu tằm và xơ cây tre đem trộn với nước rồi giã nát với dụng cụ bằng gỗ, xong đổ hỗn hợp lên tấm vải và tạo ra giấy. + Khoảng năm 400 người Ấn độ đã biết làm giấy. Sau khoảng 500 năm sau, dân Abbasid Caliphate bắt đầu dùng giấy. + Người theo đạo Islam dùng giấy rất sớm, từ Ấn độ tới Tây Ban Nha, trong lúc người theo đạo