Cùng chúng tôi tìm hiểu về mối quan hệ giữa bao bì và chất lượng thực phẩm
1. Mối quan hệ giữa bao bì dệt và chất lượng thực phẩm
Thực phẩm là những sản phẩm cần thiết cho cuộc sống của con người. Khả năng nuôi sống và giúp cho con người phát triển của các loại thực phẩm khác nhau không giống nhau. Một thực phẩm có chất lượng tốt phải đảm bảo các yêu cầu sau:
2. Giá trị cảm quan
Giá trị cảm quan của thực phẩm là phẩm chất của thực phẩm được đánh giá bằng cảm quan của con người giá trị cảm quan của thực phẩm được đặc trưng bằng 5 tiêu chuẩn: Mùi, vị, màu sắc, trạng thái và hình thức.
Chi tiêu định lượng cơ bản trong cảm quan là giá trị ngưỡng cảm, đó là nồng độ tối thiểu giúp cho cơ quan cảm giác nhận được sự có mặt của chất ấy trong thực phẩm
3. Hình thức
Dùng thị giác để đánh giá hình thức qua hình dáng, kích thước, sự đồng đều, màu sắc
Hình thức được coi là 1 chỉ tiêu chất lượng của thực phẩm, nó tạo ta sự hấp dẫn và kích thích sự muốn ăn của con người. Sự đồng đều của thực phảm cũng rất quan trọng vì nó tạo cho người tiêu dùng cảm giác chất lượng cao. Do đó thực phẩm phải đồng đều về kích thước, màu sắc và trạng thái
4. Màu sắc
Màu sắc của thực phẩm tạo nên sự hấp dẫn cho người tiêu dùng màu sắc tự nhiên thường có khi chế biến các sản phẩm đúng kĩ thuật. Thực phẩm khi chế biến hoặc bảo quản không tốt thường bị biến màu
5.Trạng thái
Được đánh giá bằng xúc giác để các định độ cứng, mềm, dẻo. Mỗi một loại thực phẩm đều có một trnagj thái nhất định. Nếu trạng thái của thực phẩm bị biến đổi chứng tỏ thành phần hó học bên trong của sản phẩm cũng bị biến đổi
6. Vị
Để đánh giá phải dùng vị giác, chỉ có những thành phần nào của thực phẩm hòa tan được vào nước hoặc ở trạng thái nhũ tương tức khi vào miệng phải hòa tan được trong nước bọt mới có cảm giác về vị
Trong thực phẩm có nhiều loại vị khác nhau và vị ngon của thực phẩm là sự kết hợp hài hòa giữa các vị với nhau. Sự cảm giác về vị của thực phẩm cũng thay đổi phụ thuộc vào trạng thái sinh lí của con người, phụ thuộc vào nhiệt độ của sản phẩm và sự hài hòa của các vị khác nhau.
7. Mùi
Để dánh giá phải nhờ khứu giác. Chỉ có các thành phần bay hơi trong thực phẩm mới có khả năng cho cảm giác mùi. Các chất thường giây mùi là rượu, xeton, este.ette... Có mùi thơm tự nhiên và mùi thơm tổng hợp. Các chất sinh mùi trong thực phẩm rất nhạy cảm, có thể với nồng độ nhỏ đã cảm nhận được.
Nhận xét
Đăng nhận xét