Cùng chúng tôi xem xét về cung cầu các loại nguyên liệu nhựa trên thế giới
Tổng hợp Cung cầu các loại nguyên liệu nhựa trên thế giới
Các loại nguyên liệu nhựa trên thị trường thế giới vô cùng phong phú và đa dạng về chủng loại. Tuy nhiên, trong phạm vi báo cáo chúng tôi sẽ tập trung chủ yếu vào bốn loại nguyên liệu nhựa phổ biến nhất đó là PE, PP, PVC và PET.
1.1. Cung cầu PE, PP và PET
Nguyên liệu nhựa PE, PP và PET đều được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực nhựa bao bì và nhựa dân dụng.
Đây là hai lĩnh vực có nhu cầu đầu sản phẩm đầu ra khá tương đồng với nhau và cùng phụ thuộc chủ yếu vào
quy mô dân số, thu nhập cũng như chi tiêu hộ gia đình của các khu vực. Vì thế, nhu cầu tiêu thụ các loại nguyên
liệu nhựa này cũng phụ thuộc vào quy mô dân số, thu nhập và chi tiêu của từng khu vực
Nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu nhựa được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng. Nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu
nhựa thế giới được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình 3%/năm giai đoạn 2018 – 2022. Trong đó, PET
là nguyên liệu có tốc độ tăng trưởng nhu cầu cao nhất với 3,4% còn nhu cầu PE và PP sẽ tăng trưởng trung
bình năm lần lượt là 2,9% và 3%.
Cung cầu nguyên liệu nhựa thế giới được dự báo sẽ duy trì ở mức cân bằng giai đoạn 2018 – 2022. Năm
2018, sản lượng PE tiêu thụ toàn cầu ước đạt 99,1 triệu tấn, chênh lệch chỉ 0,3 triệu tấn so với sản lượng sản
xuất. Sản lượng tiêu thụ và sản xuất PP và PET cũng chênh lệch không đáng kể. Theo dự báo từ Nexant
Chemical, thị trường nguyên liệu nhựa sẽ tiếp tục duy trì mức cân bằng từ nay đến năm 2022
Châu Á và Trung Quốc là hai khu vực có tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ PE lớn nhất thế giới. Nhu cầu tiêu
thụ PE của châu Á và đặc biệt là Trung Quốc sẽ tăng trưởng lần lượt khoảng 10% và 17,8% giai đoạn 2018 –
2022. Nguyên nhân do châu Á là khu vực có quy mô dân số lớn nhất trên thế giới, cùng với đó là tăng trưởng
kinh tế nhanh hơn các khu vực khác khiến cho nhu cầu chi tiêu của người dân cũng tăng theo dẫn đến gia tăng
nhu cầu tiêu thụ PE
Bắc Mỹ và Trung Đông là hai khu vực cung cấp nguyên liệu PE cho khu vực châu Á. Nhìn vào cung cầu
PE tại các khu vực có thể thấy khu vực châu Âu có thể tự đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ PE của mình khi sản
lượng PE sản xuất có thể đáp ứng được khoảng 83% nhu cầu năm 2018 và kỳ vọng có thể đáp ứng được 95%
nhu cầu năm 2022. Trong khi đó, tại khu vực châu Á – khu vực tiêu thụ PE nhiều nhất thế giới – sản lượng sản
xuất PE chỉ đáp ứng được 77% nhu cầu năm 2018. Phần PE thiếu hụt tại khu vực châu Á và Trung Quốc sẽ
được cung cấp chủ yếu bởi hai khu vực là Bắc Mỹ và Trung Đông – hai khu vực có lợi thế về chi phí sản xuất
PE đi từ khí thiên nhiên
Cung cầu PP tại các khu vực tương đối cân bằng và được kỳ vọng sẽ tiếp tục ổn định trong giai đoạn
2018 – 2022. Nguyên liệu nhựa PP được sản xuất chủ yếu từ dầu thô nên chi phí sản xuất giữa các khu vực
không có quá nhiều khác biệt nên cung cầu PP tại các khu vực khác tương đối cân bằng. Sản lượng PP sản
xuất tại Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á đều đáp ứng được từ 88% – 97% nhu cầu tiêu thụ trong khu vực. Theo dự
báo của Nexant, cung cầu PP tại các khu vực sẽ tiếp tục duy trì trạnh thái cân bằng trong giai đoạn 2018 – 2022
với sản lượng sản xuất PP trong khu vực sẽ đáp ứng được trên 95% nhu cầu tại khu vực.
Nguyên liệu nhựa PET là nguyên liệu nhựa có nhu cầu tiêu thụ tăng trưởng nhanh nhất trong ba loại
nguyên liệu. Năm 2018, khu vực châu Á là khu vực có nhu cầu tiêu thụ PET lớn nhất trên thế giới với khoảng
10 triệu tấn/năm gấp đôi các khu vực khác như châu Âu hay Bắc Mỹ. Nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu PET được
dự báo sẽ tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 2018 – 2022 với tốc độ tăng trưởng của châu Á là 30%, châu Âu
là 20% và Trung Đông & châu Phi là 33%
>> Công ty sản xuất Sợi cuốn rơm bảo vệ môi trường http://namphatplastic.com/vi/day-cuon-rom
Châu Á là khu vực có nhu cầu tiêu thụ PVC lớn nhất thế giới. Nhu cầu tiêu thụ PVC của khu vực châu Á
năm 2018 ước đạt 27 triệu tấn, trong đó đứng đầu là Trung Quốc với 18 triệu tấn tương đương với 66% nhu
cầu tiêu thụ toàn khu vực. Không chỉ là khu vực tiêu thụ PVC nhiều nhất thế giới, tăng trưởng nhu cầu của khu
vực châu Á cũng đứng đầu thế giới với tăng trưởng giai đoạn 2018 – 2022 ước đạt 18,5% so với Bắc Mỹ
(16,7%), châu Âu (14,3%). Châu Á là khu vực có quy mô dân số lớn, tăng trưởng kinh tế ở mức cao cùng với
đó là điều kiện cơ sở hạ tầng còn thấp so với các khu vực phát triển như Bắc Mỹ hay châu Âu nên nhu cầu xây
dựng cũng như tiềm năng tăng trưởng xây dựng là rất lớn
Cung cầu PVC tại các khu vực tương đối cân bằng và được kỳ vọng sẽ duy trì trong giai đoạn 2018 –
2022. Nguyên liệu nhựa PVC tại khu vực châu Á sản xuất chủ yếu từ nguyên liệu than đá với chi phí sản xuất
rẻ hơn so với đi từ dầu thô và khí thiên nhiên. Tuy nhiên châu Á không phải là khu vực xuất khẩu PVC nhiều
do nhu cầu tiêu thụ trong khu vực cũng rất lớn và sản lượng sản xuất chỉ vừa đủ đáp ứng khoảng 98% nhu cầu
tiêu thụ. Trong khi đó, khu vực Trung Đông và châu Phi là khu vực thiếu hụt PVC khi sản lượng sản xuất chỉ
đáp ứng được 50% nhu cầu tiêu thụ. Sản lượng PVC thiếu hụt tại Trung Đông và châu Phi sẽ được bù đắp từ
sản lượng PVC dư thừa của Bắc Mỹ và châu Âu.
Xem thêm về bài viết Ảnh hưởng của giá dầu và giá khí thiên nhiên ảnh hưởng đến giá hạt nhựa như thế nào
Xem thêm về bài viết Ảnh hưởng của giá dầu và giá khí thiên nhiên ảnh hưởng đến giá hạt nhựa như thế nào
Nhận xét
Đăng nhận xét