Cùng chúng tôi xem xét về Động lực tăng trưởng đầu ra ngành nhựa thế giới
2.1. Động lực tăng trưởng đầu ra ngành nhựa thế giớ từ Mảng nhựa bao bì và nhựa dân dụng
Nhu cầu sản phẩm đầu ra của hai mảng nhựa bao bì và nhựa dân dụng đều phụ thuộc vào quy mô dân số, thu nhập và chi tiêu của người dân. Sản phẩm đầu ra của mảng nhựa bao bì là các sản phẩm màng nhựa, chai nhựa sử dụng để đóng gói các sản phẩm của các ngành công nghiệp khác như công nghiệp chế biến đồ uống, thực phẩm; còn sản phẩm đầu ra của mảng nhựa dân dụng là các sản phẩm phục vụ nhu cầu của các hộ gia đình như các sản phẩm nội thất nhựa, dụng cụ nhà bếp, hộp nhựa. Vì vậy nên quy mô dân số tăng trưởng cùng với thu nhập gia tăng sẽ khiến nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm nhựa bao bì và sản phẩm nhựa bao bì và nhựa dân dụng tăng theo
Động lực tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nhựa bao bì và nhựa dân dụng chủ yếu đến từ khu vực châu Á.
Nguyên nhân do (1) Châu Á là khu vực có dân số lớn nhất thế giới và tốc độ tăng trưởng dân số cao trong các khu vực thế giới với quy mô dân số của khu vực châu Á đạt 4,1 tỷ người năm 2018 và dự báo tăng lên 4,3 tỷ người vào năm 2022. Tốc độ tăng trưởng dân số của khu vực châu Á giai đoạn 2018 – 2022 cũng đạt mức khoảng 0,9% (2) Tăng trưởng GDP đầu người khu vực châu Á được kỳ vọng ở mức 4,5% giai đoạn 2018 – 2022, cao nhất trong các khu vực trên thế giới. Bên cạnh châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ cũng là hai khu vực có nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm nhựa lớn do đây là hai khu vực tuy có quy mô dân số nhỏ tuy nhiên thu nhập bình quân đầu người ở mức cao nhất thế giới và thói quen tiêu dùng các sản phẩm nhựa được phát triển sớm từ những năm 1950.
Nhu cầu bao bì nhựa thế giới được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình 2,75%/năm giai đoạn 2018 – 2022. Năm 2018, toàn thế giới tiêu thụ khoảng 2.400 tỷ sản phẩm nhựa bao bì thông qua việc tiêu dùng các loại hóa thiết yếu như thực phẩm, đồ uống hoặc các sản phẩm tiêu dùng khác như mỹ phẩm, dược phẩm. Nhu cầu bao bì nhựa năm 2022 được dự báo sẽ ở mức 2.679 tỷ sản phẩm, tương đương với mức CAGR = 2,75% giai đoạn 2018 – 2022. Động lực tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ bao bì nhựa thế giới đến từ (1) tăng trưởng quy mô dân số toàn cầu khoảng 1% giai đoạn 2018 – 2022, (2) tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người và chi tiêu của người dân trung bình thế giới khoảng 2,9% giai đoạn 2018 – 2022.
2. Bao bì nhựa mềm chiếm tỷ trọng khoảng 59% trong cơ cấu tiêu thụ bao bì nhựa thế giới
Bao bì nhựa mềm là các loại bao bì, túi ni lông được sản xuất từ nguyên liệu nhựa PE, PP bằng công nghệ thổi màng, trong khi bao bì nhựa cứng là các loại chai nhựa, bình nhựa được sản xuất từ nguyên liệu PET bằng công nghệ ép đúc. Nhu cầu bao bì nhựa mềm được kỳ vọng sẽ tăng trưởng 17,1% trong khi bao bì nhựa cứng chỉ tăng trưởng 12,6%. Nguyên nhân do các quốc gia phát triển đang đẩy mạnh việc hạn chế sử dụng chai nhựa PET để giảm thiểu tác động đến môi trường.
Bao bì thực phẩm và bao bì đồ uống là hai sản phẩm bao bì có nhu cầu tiêu thụ lớn nhất. Trong số 2.400 tỷ sản phẩm bao bì được tiêu thụ năm 2018, bao bì thực phẩm và bao bì đồ uống chiếm đến 93% trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là bao bì thực phẩm với khoảng 1.620 tỷ sản phẩm, tương đương 67,5%. Nhu cầu tiêu thụ bao bì thực phẩm được dự báo sẽ đạt mức 1.788 tỷ sản phẩm một năm vào năm 2022, tương đương với tăng trưởng CAGR = 2,5% giai đoạn 2018 – 2022. Tốc độ tăng trưởng nhu cầu các sản phẩm bao bì đồ uống cũng tăng trưởng với tốc độ bình quân 3,7% một năm giai đoạn 2018 – 2022.
Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm bao bì nhựa tại khu vực châu Á tiếp tục tăng trưởng và là động lực tăng trưởng chính cho mảng nhựa bao bì. Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm bao bì nhựa tại khu vực châu Á năm 2018 ước đạt 1.103 tỷ sản phẩm, tương đương với khoảng 46% tổng nhu cầu toàn thế giới. Nhu cầu tiêu thụ bao bì nhựa của khu vực châu Á dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình khoảng 4% một năm và đạt mức 1.288 tỷ sản phẩm năm 2022. Trong khi nhu cầu tại khu vực châu Á tiếp tục tăng trưởng, thì nhu cầu tiêu thụ bao bì nhựa tại hai khu vực phát triển là Bắc Mỹ và châu Âu sẽ chững lại trong giai đoạn 2018 – 2022 với tăng trưởng bình quân chỉ khoảng 1,5%. Nguyên nhân do (1) tăng trưởng quy mô dân số và thu nhập bình quân đầu người của hai khu vực này đang chững lại với tăng trưởng trung bình năm lần lượt 0,5% và 1,5% (2018 – 2022), (2) các thị trường phát triển đang hướng đến việc hạn chế sử dụng các loại bao bì nhựa nhằm hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường
Xem thêm bài viết về Cung cầu các loại nguyên liệu nhựa trên thế giới
Nhận xét
Đăng nhận xét