Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2020

Động lực tăng trưởng đầu ra ngành nhựa thế giới

Cùng chúng tôi xem xét về Động lực tăng trưởng đầu ra ngành nhựa thế giới 2.1. Động lực tăng trưởng đầu ra ngành nhựa thế giớ từ Mảng nhựa bao bì và nhựa dân dụng  Nhu cầu sản phẩm đầu ra của hai mảng nhựa bao bì và nhựa dân dụng đều phụ thuộc vào quy mô dân số, thu nhập và chi tiêu của người dân. Sản phẩm đầu ra của mảng nhựa bao bì là các sản phẩm màng nhựa, chai nhựa sử dụng để đóng gói các sản phẩm của các ngành công nghiệp khác như công nghiệp chế biến đồ uống, thực phẩm; còn sản phẩm đầu ra của mảng nhựa dân dụng là các sản phẩm phục vụ nhu cầu của các hộ gia đình như các sản phẩm nội thất nhựa, dụng cụ nhà bếp, hộp nhựa. Vì vậy nên quy mô dân số tăng trưởng cùng với thu nhập gia tăng sẽ khiến nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm nhựa bao bì và sản phẩm nhựa bao bì và nhựa dân dụng tăng theo Động lực tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nhựa bao bì và nhựa dân dụng chủ yếu đến từ khu vực châu Á .  Nguyên nhân do (1) Châu Á là khu vực có dân số lớn nhất thế giới và...

Cung cầu các loại nguyên liệu nhựa trên thế giới

Cùng chúng tôi xem xét về cung cầu các loại nguyên liệu nhựa trên thế giới   Tổng hợp Cung cầu các loại nguyên liệu nhựa trên thế giới  Các loại nguyên liệu nhựa trên thị trường thế giới vô cùng phong phú và đa dạng về chủng loại. Tuy nhiên, trong phạm vi báo cáo chúng tôi sẽ tập trung chủ yếu vào bốn loại nguyên liệu nhựa phổ biến nhất đó là PE, PP, PVC và PET. 1.1. Cung cầu PE, PP và PET Nguyên liệu nhựa PE, PP và PET đều được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực nhựa bao b ì và nhựa dân dụng. Đây là hai lĩnh vực có nhu cầu đầu sản phẩm đầu ra khá tương đồng với nhau và cùng phụ thuộc chủ yếu vào quy mô dân số, thu nhập cũng như chi tiêu hộ gia đình của các khu vực. Vì thế, nhu cầu tiêu thụ các loại nguyên liệu nhựa này cũng phụ thuộc vào quy mô dân số, thu nhập và chi tiêu của từng khu vực Nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu nhựa được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng . Nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu nhựa thế giới được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình 3%/năm giai ...

Ảnh hưởng của giá dầu và giá khí thiên nhiên ảnh hưởng đến giá hạt nhựa như thế nào

Giá nguyên liệu nhựa sẽ ảnh hưởng như thế nào tới giá dầu và giá khí thiên nhiên. Chi phí nguyên liệu chiếm đến 70% chi phí sản xuất của các doanh nghiệp hóa dầu nên khi giá các loại nguyên liệu hóa thạch tăng sẽ làm tăng chi phí sản xuất dẫn đến việc tăng giá của các loại nguyên liệu nhựa và ngược lại. Điều này ảnh hưởng đến sự sản xuất của các công ty bao bì nhựa, bao bì dệt , bao tải dứa.... Sự tương quan này thể hiện rất rõ trong biểu đồ và được chia ra làm 3 giai đoạn chính: -  Giai đoạn trước năm 2009:  Giá dầu thô Brent, giá khí và giá các loại nguyên liệu nhựa biến động cùng chiều với nhau. Giai đoạn 2007 – 2008, giá dầu thô và giá khí cùng tăng mạnh kéo theo đó là giá các loại nguyên liệu nhựa cũng tăng. Sau đó là giai đoạn khủng hoảng tài chính, giá dầu và giá khí thiên nhiên đồng loạt giảm mạnh dẫn đến giá các loại nguyên liệu nhựa cũng giảm sâu. - Giai đoạn năm 2009 – 2015:  Giá khí liên tục giảm sâu, giá nguyên liệu nhựa vẫn tương quan thuậ...

Lịch sử ngành nhựa thế giới qua các giai đoạn chính

Cùng chúng tôi tìm hiểm về lịch sử ngành nhựa thế giới qua các giai đoạn chính  Lịch sử ngành nhựa thế giới qua các giai đoạn chính Những năm 1870 – 1900  Trong quá trình tìm kiếm nguyên liệu thay thế cho ngà voi, John Hyatt, một nhà hóa học người Mỹ, đã phát triển Parkesin – hợp chất nhựa đầu tiên thành một hợp chất ổn định và mang tính ứng dụng cao hơn với tên gọi là “celluloid”. Celluloid ngay sau đó đã trở thành vật liệu được ưa chuộng do giá thành rẻ và dễ gia công, ứng dụng rất rộng rãi trong các ngành công nghiệp sản xuất đồ chơi và đồ dùng cá nhân.  Những năm 1900 – 1930 Trong giai đoạn từ 1920 – 1930, một loại nguyên liệu nhựa quan trọng được đưa vào sản xuất công nghiệp, đó chính là PolyVinyl Clorua (PVC). Lịch sử của PVC bắt đầu từ rất sớm khi ngay từ năm 1872, người ta đã tìm ra cách tổng hợp PVC từ nguyên liệu chính là Vinyl Clorua. Tuy nhiên tính ứng dụng của PVC tại thời điểm đó còn rất hạn chế do tính kém ổn định, độ cứng cao và khó gia côn...

Ngành nhựa việt nam và ngành nhựa thế giới

Cùng chúng tôi tìm hiểu về ngành nhựa việt nam và ngành nhựa thế giới  NGÀNH NHỰA THẾ GIỚI  Ngành nhựa thế giới hiện nay đã bước vào giai đoạn bão hòa với việc tốc độ tăng trưởng sản lượng sản xuất và tiêu thụ giảm dần xuống xung quanh 4% từ năm 2013 – 2017. Chỉ số chất dẻo tiêu thụ bình quân đầu người của các khu vực như NAFTA, EU hay Nhật Bản đều đã ở mức cao hơn trung bình từ 200 – 300% so với mức trung bình của thế giới là 45kg/người/năm với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 3%/năm. Cơ cấu sản xuất nguyên liệu nhựa toàn cầu đang có xu hướng chuyển dịch sang châu Á và đặc biệt là Trung Quốc. Nguyên nhân là do ngành nhựa tại 2 khu vực là châu Âu và Bắc Mỹ đã bước vào giai đoạn bão hòa với tỉ lệ tiêu thụ nhựa bình quân đầu người đã ở mức cao. Trong khi đó châu Á là khu vực có tỉ lệ tiêu thụ nhựa bình quân đầu người còn thấp và có tốc độ tăng trưởng nhu cầu nguyên liệu nhựa ở mức cao. Châu Á và Trung Quốc được kỳ vọng sẽ là các khu vực có mức tăng trưởng nhanh về ...

Quy trình sản xuất nhựa sinh học

Cùng chúng tôi tìm hiểu về quy trình sản xuất nhựa sinh học  1. Quy trình sản xuất hạt nhựa sinh học tổng quát  Hạt nhựa nguyên sinh sau khi được trộn nóng chảy với tinh bột và một số phụ gia bằng máy đùn hai trục vít tạo ra sản phẩm hạt nhựa tự huỷ với tỉ lệ 50% tinh bột (w/w). Hạt sản phẩm tự huỷ này sau đó được đem sản xuất bao bì hoặc các sản phẩm ép phun phù hợp với yêu cầu khách hàng. 2. Phương pháp gia công sản phẩm nhựa sinh học   a) Ép phun Đây là phương pháp tạo các sản phẩm khối như các sản phẩm nhà bếp, ly, chén đĩa… Đối với sản phẩm này sản phẩm của chúng tôi có thể đưa thành phần tinh bột lên tới 60%.(có thể lấy được nhãn xanh sản phẩm biobased 60) b) Ép đùn Đây cũng là một công nghệ để tạo các sản phẩm dạng khối với lực ép lớn khá tương tự với công nghệ ép phun. Sản phẩm từ công nghệ này cũng có thể sử dụng polymer phân hủy sinh học có thành phần độn tinh bột trên 50%. c) Thổi khuôn Sản phẩm thường thấy của loại này là các loại can, cha...

Túi phân hủy sinh học? Cơ chế túi phân hủy sinh học

Cùng chúng tôi tìm hiểu về túi phân hủy sinh học và cơ chế của túi phân hủy sinh học 1 Khái niệm về túi tự hủy sinh học   Polyme phân hủy sinh học là polyme có khả năng phân hủy thành CO2, CH4, nước, các hợp chất vô cơ, sinh khối dưới tác dụng enzyme của vi sinh vật mà không để lại bất kỳ chất nào có thể gây hại cho môi trường. Khi polymer 10 phân hủy sinh học, chúng phụ thuộc vào các điều kiện ngoại cảnh tương ứng có thể kỵ khí hoặc hiếu khí. Phân hủy sinh học hiếu khí: CPOLYMER + O2CO2 + H2O + CCÒN LẠI + CSINH KHỐI Phân hủy sinh học kỵ khí: CPOLYMER CO2 + CH4 + H2O + CCÒN LẠI + C SINH HỐI  Trên cơ sở phương pháp sản xuất, các vật liệu polyme sinh học được chia thành ba nhóm chính sau: Polyme được tách trực tiếp từ các nguồn tự nhiên (chủ yếu là thực vật), chẳng hạn polysaccarit (tinh bột, cellulose) và protein (như casein, gluten của bột mì) và gelatin, chitosan. Polyme được sản xuất bằng phương pháp tổng hợp hóa học từ monome, chẳng hạn, Polylactide PLA, ...

Tác hại của việc đốt bao bì nhựa

sự ảnh hưởng của việc đốt bao bì nhựa đối với môi trường Tác hại kinh hoàng của việc sử dụng và đốt bao bì nhựa Ngày nay, túi nilon (ni lông) đã trở lên quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng. Với ưu điểm bền, chắc, tiện dụng và giá thành thấp, túi nilon, đặc biệt là các loại túi siêu mỏng được sử dụng phổ biến và hầu như có mặt ở mọi nơi từ của hàng bán rau, dưa cà muối đến các siêu thị và những trung tâm thương mại lớn, ngay cả ở của hàng bán cháo dinh dưỡng dành cho trẻ em cũng là mặt hàng khá quen thuộc. Túi nilon xuất hiện cách đây khoảng 150 năm – do nhà hóa học Anh Alexander Parkes phát minh. Sự ra đời của túi nilon đã mang lại nhiều tiện lợi, nhất là trong việc bao gói hàng hóa, song đến thời điểm này túi nilon đang là một vấn nạn môi trường và nhiều quốc gia đang tìm mọi cách để loại bỏ. Người ta tính rằng, vứt bỏ một túi nilon chỉ tốn 1 giây, nhưng nếu không có sự tác động bởi nhiệt độ cao của ánh sáng mặt trời thì phải mất từ 500 – 1.000 năm mới...

Thực trạng sử dụng bao bì nhựa, quản lý chất thải bao bì gây ô nhiễm môi trừờng ở Việt Nam

Cùng công ty sản xuất bao pp dệt tìm hiểu về thực trạng sử dụng bao bì nhựa và quản lý chất thải của bao bì ở việt nam  1. Thực trạng sử dụng bao bì nhựa, quản lý chất thải bao bì gây ô nhiễm môi trừờng ở Việt Nam  Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa – đô thị hóa (CNH – ĐTH) và cùng với nó là sự gia tăng chất thải sinh hoạt, trong đó có chất thải túi bao bì từ nhựa. Các bao bì sản xuất từ polyme có nguồn gốc từ dầu mỏ (PE, PP…) hiện đang sử dụng ở nước ta và nhiều nước trên thế giới thuộc loại khó và lâu phân hủy. Những đặc điểm ưu việt trong sản xuất và tiêu dùng bao bì nhựa đã làm lu mờ các tác hại đối với môi trường khi thải bỏ. Đó cũng là lý do chính yếu giải thích tại sao bao bì nhựa lại được dùng rất phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới bất chấp những cảnh báo về tác hại to lớn và nhiều mặt tới môi trường, sức khỏe và trở thành vấn nạn trong quản lý môi trường ở hầu hết các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Theo các nhà khoa họ...

Bao bì kim loại là gì? Ưu điểm và nhược điểm của bao bì kim loại.

Bao bì kim loại là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểm nhé Bao bì kim loại là gì ?  Bao bì kim loại là loại bao bì được làm từ các nguyên vật liệu kim loại chúng đều được thiết kế với cấu trúc có khả năng chịu được các tác động va đập khi di chuyển, vận chuyển, bảo vệ thực phẩm bên trong một cách toàn diện, cả về chất lượng, giá trị dinh dưỡng cũng như khối lượng tịnh ban đầu Ưu điểm của bao bì kim loại   Nhẹ, thuận lợi cho vận chuyển  Đảm bảo độ kín (thân, nắp, đáy cùng loại vật liệu)  Chịu nhiệt độ cao và áp suất cao  Truyền nhiệt tốt, chắc chắn Có bề mặt bóng đẹp, hấp dẫn, có thể in và tráng mạ vecni bảo vệ nên thích hợp cho nhiều loại sản phẩm thực phẩm Dễ gia công, sử dụng, vận chuyển và bảo quản Nhược điểm của bao bì kim loại  - Dễ bị ăn mòn Qui cách vật liệu thép tráng thiếc - Thép tấm dùng làm lon hộp bao bì thực phẩm được phân theo một số loại: L, MR, D, N, MC tùy thuộc thành phần các kim loại có trong thép - Độ dày c...

Tổng quan thị trường nhựa việt nam

Cùng chúng tôi tìm hiểm về thị trường nhựa tại việt nam Sơ lược về ngành sản xuất nhựa tại việt nam  Ngành sản xuất sản phẩm nhựa là một trong những ngành công nghiệp đang phát triển nhanh nhất tại Việt Nam với tốc độ tăng trưởng trung bình trong 10 năm trở lại đây là 20 – 25%. Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) cho biết tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành năm 2012 đạt 1.98 tỷ USD, tăng trên 42.2% so với năm 2011. Việt Nam sản xuất rất nhiều chủng loại sản phẩm nhựa bao gồm sản phẩm đóng gói, đồ gia dụng, vật liệu xây dựng, thiết bị điện và điện tử, linh kiện xe máy và ô tô và các linh kiện phục vụ cho ngành viễn thông và giao thông vận tải. Kim ngạch của ngành sản xuất nhựa tại việt nam  Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa ước đạt 1.58 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2011. Kim ngạch xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu ước đạt 397 triệu USD, tăng hơn 60.5% về lượng và 62.6% về kim ngạch. Nhật Bản, Mỹ, Đức là 3 thị trường chính của sản phẩm nhựa Việt Nam. Trong đó,...

Đặc điểm chung của ngành nhựa thế giới

Những đặc điểm chung nhất của ngành nhựa thế giới hiện nay  Đặc điểm chung của ngành nhựa thế giới  1. Tốc độ phát triển ổn định nhờ nhu cầu ngày càng tăng, đặc biệt ở khu vực châu Á: Ngành nhựa là một trong những ngành tăng trưởng ổn định của thế giới, trung bình 9% trong vòng 50 năm qua. Mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 tác động lớn tới nhiều ngành công nghiệp, ngành nhựa vẫn tăng trƣởng 3% trong năm 2009 và 2010. Tăng trƣởng của ngành nhựa Trung Quốc và Ấn Độ đạt hơn 10% và các nước Đông Nam Á với gần 20% năm 2010. Sự phát triển liên tục và bền vững của ngành nhựa là do nhu cầu thế giới đang trong giai đoạn tăng cao. Sản lượng nhựa tiêu thụ trên thế giới ước tính đạt 500 triệu tấn năm 2010 với tăng trƣởng trung bình 5%/năm (theo BASF).  Nhu cầu nhựa bình quân trung bình của thế giới năm 2010 ở mức 40 kg/năm, cao nhất là khu vực Bắc Mỹ và Tây Âu với hơn 100 kg/năm. Dù khó khăn, nhu cầu nhựa không giảm tại 2 thị trường này trong năm 2009 – 2010 và thậm chí ...

Cấu tạo của bao bì giấy

Ngoài các loại bao bì dệt, bao tải dứa , bao nilong..... Bao giấy ngày càng được ưa chuộng nhiều vì nó không gây tác hại tới môi trường trong tương lại hãy Cùng chúng tôi tìm hiểu về cấu tạo của bao bì giấy 1 Đặc tính chung của bao bì giấy  • Ưu điểm  - Nhẹ, mềm dẻo, tương đối bền.  - Dễ bị phân hủy, không gây ô nhiễm môi trường.  - Dễ kết hợp với vật liệu khác tạo nên độ bền, độ cứng chắc cho bao bì, ngăn cản sự thấm khí, hơi nước, cho bề mặt dính bám tốt thuận lợi cho việc in tráng mạ.  - Giá thành rẻ. -Tái sinh dễ dàng. • Nhược điểm  - Dễ rách, thấm nước, thấm khí, tính dễ xé rách càng cao khi hàm ẩm càng cao. - Khả năng giãn nỡ kém. 2 Cấu tạo bao bì giấy  - Giấy được cấu tạo từ các sợi gỗ có tính chất sợi, được tạo thành mạng không gian 3 chiều bởi lực liên kết hydro không có chất kết dính - Nguyên liệu sợi gỗ có thể từ rơm rạ, gỗ vụn, vỏ cây, bột gỗ, giấy thải  * Giấy và giấy bìa carton (paper & paperboard) được ...

Tìm hiểu về bao bì sóng carton

Cùng chúng tôi nghiên cứu và Tìm hiểu về bao bì sóng carton   Tìm hiểu về sóng bao bì  Carton  Khoảng 80% thùng Carton đang sử dụng trên thế giới được làm từ nguyên liệu tái chế. Giấy bìa gợn sóng hiện nay có thể được ghép từ 2, 3, 5 hoặc 7 lớp. Các dợn sóng có hình vòng cung nhằm mục đích tăng khả năng chịu lực.  Các loại sóng giấy và tính chất  Có 4 loại sóng chính tạo nên các rãnh và vòng uốn lượn của giấy tấm Carton, bao gồm : sóng A, sóng B, sóng C và sóng E. Đặc điểm tương ứng của các loại sóng này được liệt kê trong bảng dưới đây: 24  Sự khác nhau giữa các loại sóng giấy:   Đặc điểm của các loại gợn sóng:  + Loại gợn sóng A: Có bước sóng dài và chiều cao sóng cao có đặc tính chịu lực va chạm tốt, đồng thời sóng A chịu lực phân tán trên bề mặt tấm từ nắp tới đáy là tốt nhất trong các loại sóng (Sóng C ít hơn khoảng 15% và sóng B là khoảng 25%). Giấy này dùng để đóng gói các loại hàng hóa có thể bị ảnh hưởng bởi va chạm cơ...

Giấy bìa carton là gì? Các loại giấy bìa carton. Ưu nhược điểm

Giấy bìa carton là gì? các loại giấy bìa carton? Ưu nhược điểm của giấy bìa carton  1. Giấy bìa Carton  thường dùng làm hộp,thùng đựng hầu hết các loại sản phẩm đã được nằm trong bao bì khác. Dạng nhỏ đựng từng đơn vị một như: bánh, kẹo, bột, bánh snack, trà, cà phê… Dạng lớn đựng nhiều đơn vị như: nước ngọt, sữa, mì tôm…Có thể dùng làm bao bì trực tiếp với: muối, gạo, mì, gia vị... Giấy bìa Carton được làm từ sợi cellulose. - Định lượng: 250 –500g /m2  - Giấy bìa Carton gồm hai lớp vật liệu giấy khác nhau, ghép không dùng keo dán. 2.  Giấy sóng Carton : Giấy sóng Carton là giấy bìa Carton được phối hợp với bìa cứng có trọng lượng nhẹ và độ chịu lực cao. Giấy sóng Carton có đặc điểm trọng lượng nhẹ và độ chịu lực cao nên thường được sử dụng làm bao bì vận chuyển, có khả năng bảo vệ chắc chắn, kinh tế và hiệu quả. Giấy sóng được sản xuất trên máy có tốc độ 50 -200m/phút, khổ rộng hơn 2 m, và có thể được ghép2, 3, 5 hoặc 7 lớp. Máy sản xuất bao bì c...

Giấy chống dầu mỡ?

Cùng chúng tôi tìm hiểu về giấy chống dầu mỡ , giấy da và ứng dụng của chúng 1. Giấy chống thấm dầu mỡ ( Glassine )  a. Tính chất: – Được sản xuất khi nhào trộn kỹ bộ giấy. Đôi khi được phủ sáp hoặc keo trên bề mặt hoặc giữa các lớp. Được cán dưới tác động của nhiệt độ và áp suất.  – Có thể bổ sung phụ gia để tăng thêm tính năng như: độ mềm, dẻo (bổ sung hạt nhựa); khả năng chống mốc, men, khả năng chống oxyhóa... b. Ứng dụng:  – Giấy chống thấm dầu mỡ được dùng làm túi, bao, hộp đựng thực phẩm, thuốc lá, hóa chất, sản phẩm từ kim loại. – Làm bao bì nhiều lớp. Giấy nến không thấm mỡ Giấy thấm dầu Kokusal có độ dai cao, không bị rách. Giấy thấm dầu Giấy lọc dầu 2. Giấy Da ( Parchment ) Giấy Da còn được gọi là giấy da thực vật.  a. Tính chất: – Đôi khi giấy chống thấm cũng được gọi là giấy da. – Giấy da thực sự được sản xuất bằng cách nhúng cuộn giấy chưa ngâm hóa chất vào dung dịch acid sulfuric, sau đó được rửa và làm khô. – Đặc tính: bền, ...

Lịch sử của bao bì giấy

Cùng chúng tôi nghiên cứu về l ịch sử hình thành và phát triển bao bì giấy  Lịch sử phát triển của bao bì giấy  Trước khi phát minh ra giấy, con người đã ghi chép lại các văn kiện lên các hình vẽ trong các hang động hoặc khắc lên các tấm bia bằng đất sét, và sau đó nữa là người ta dùng da để lưu trữ các văn kiện. Giấy được phát minh nhằm mục đích thay thế cho đá, gỗ, vỏ cây, da thú mà loài người đã dùng để viết lên trước đó. Sau đó, kỹ thuật sản xuất giấy phát triển không ngừng.  + Kể từ khi người Trung Quốc phát minh ra giấy vào năm 105, giấy đã bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc. Người phát minh là Ts'ai Lun, ông đã lấy phần bên trong vỏ thân cây dâu tằm và xơ cây tre đem trộn với nước rồi giã nát với dụng cụ bằng gỗ, xong đổ hỗn hợp lên tấm vải và tạo ra giấy. + Khoảng năm 400 người Ấn độ đã biết làm giấy. Sau khoảng 500 năm sau, dân Abbasid Caliphate bắt đầu dùng giấy. + Người theo đạo Islam dùng giấy rất sớm, từ Ấn độ tới Tây Ban Nha, trong lúc người...

Chức năng của bao bì thực phẩm

Cùng chúng tôi tìm hiểu về chức năng của bao bì thực phẩm  Chức năng của bao bì thực phẩm: Đặc tính của bao bì thực phẩm được thể hiện qua 3 chức năng: • Đảm bảo số lượng và chất lượng thực phẩm. • Thông tin, giới thiệu sản phẩm, thu hút người tiêu dùng. • Thuận tiện trong phân phối, lưu kho, quản lý và tiêu dùng 3.1. Đảm bảo số lượng và chất lượng: - Đảm bảo thực phẩm được chứa bên trong không thay đổi về khối lượng hay thể tích. - Chất lượng của sản phẩm thực phẩm phải luôn được đảm bảo trong suốt thời hạn sử dụng của sản phẩm: + Thực phẩm sau khi chế biến phải được đóng bao bì kín nhằm tránh tác động của môi trường bên ngoài lên sản phẩm. + Tác nhân bên ngoài có thể là: • Nước, hơi nước, không khí (có chứa O2), VSV, đất, cát, bụi, côn trùng và các tác nhân vật lý khác... • VSV xâm nhập vào thực phẩm thông qua sự xâm nhập của nước, hơi nước, không khí • Đất cát được đưa vào thực phẩm cùng với sự xâm nhập của côn trùng • Ánh sáng là tác nhân xúc tác cho 1 ...

Bao bì là gì? Các loại bao bì. Lịch sử phát triển của bao bì

Bạn đã biết về định nghĩa bao bì là gì và bao bì được phân thành những loại nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé I. Định nghĩa, phân loại bao bì 1.1. Định nghĩa bao bì : Bao bì là vật chứa đựng, bao bọc thực phẩm thành đơn vị lẻ để bán. Bao bì có thể bao gồm nhiều lớp bao bọc, có thể phủ kín hoàn toàn hay chỉ bao bọc một phần sản phẩm. 1.2. Các loại bao bì  Bao bì gồm 2 loại: + Bao bì kín + Bao bì hở a) Bao bì kín: Bao bì kín chứa đựng sản phẩm làm nhiệm vụ ngăn cách môi trường bên ngoài không thể xâm nhập vào môi trường bên trong chứa thực phẩm nhằm đảm bảo chất lượng thực phẩm không bị biến đổi trong suốt thời hạn bảo quản. Loại bao bì kín hoàn toàn được dùng để bao bọc những thực phẩm chế biến công nghiệp, để đảm bảo chất lượng sản phẩm sau quá trình sản xuất và trong suốt thời gian lưu hành trên thị trường cho đến tay người tiêu dùng. b) Bao bì hở: - Gồm 2 dạng: + Bao bì hở bao gói trực tiếp các loại rau quả hoặc hàng hóa tươi sống, các loại thực ph...

Bao pp dệt là gì?

Bao pp dệt được sử dụng  rất nhiều trong các ngành như nông ngiệp, công nghiệp, cơ khí, chăn nuôi.......Cùng chúng tôi tìm hiểu về bao pp dệt nhé Bao pp dệt là gì?  bao pp dệt là một phương pháp đan dệt bằng nhiều sợi hoặc băng dệt theo hai hướng (sợi dọc và sợi ngang), để tạo thành một loại vải cho nhu cầu của ngành nhựa. Trong ngành công nghiệp bao pp dệt , với một màng nhựa được kéo thành sợi, dệt thành vải / tấm / vải. Nó có thể vào một tấm bạt, túi dệt, túi đựng, hàng tấn túi, vải địa kỹ thuật, màu của vải và như vậy. Màng nhựa thành sợi, cần thuộc về ngành nhựa; Quá trình dệt sợi từ nhựa vào xem, nó nên thuộc về ngành dệt. Vì vậy, nó là cả ngành công nghiệp nhựa và dệt kết hôn của cơ thể. Vải dệt vải thường sờn ở các cạnh, trừ khi các kỹ thuật được sử dụng để chống lại nó, chẳng hạn như sử dụng kéo cắt màu hồng hoặc viền. 2. dệt polypropylen Polypropylen, còn được gọi là PP với tên viết tắt, là một loại vật liệu nhựa nhiệt dẻo được sản xuất bằng cách tr...